Tìm hiểu Cách xin giấy đi đường tại TP.HCM cho cá nhân và doanh nghiệp chi tiết là ý tưởng trong content hôm nay của Cửu Kiếm. Theo dõi bài viết để biết chi tiết nhé.
Để thuận tiện hơn trong việc di chuyển và phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của người dân trong thời gian giãn cách, UBND TP. HCM đã quyết định cấp giấy đi đường có mã QR cho cá nhân và doanh nghiệp. Cùng 9kiem.vn tìm hiểu ngay cách xin giấy đi đường tại TP.HCM cho cá nhân và doanh nghiệp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1 Cách xin cấp giấy đi đường tại TP.HCM mới nhất ngày 25/8/2021 và những lưu ý
Sở GTVT TP. HCM triển khai phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” và chỉ đi lại khi thực sự cần thiết để làm nhiệm vụ cấp bách, chống dịch, trực cơ quan, xử lý sự cố hạ tầng kỹ thuật.
Sở GTVT sẽ cấp giấy đi đường cho các đơn vị có mã đơn vị cấp 1A, 2A trong công văn số 2796/UBND-VX được phép đi lại.
Các đơn vị cơ quan sẽ làm đơn đăng ký (công văn), kèm danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần lưu thông để thực hiện nhiệm vụ cấp thiết. Sau đó, gửi về Sở Giao thông vận tải TP. HCM qua hộp thư điện tử [email protected] để được cấp giấy đi đường.
Những lưu ý về việc cấp giấy đi đường cần biết:
- Không cấp vì mục đích cá nhân.
- Số lượng cấp cho mỗi doanh nghiệp không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện có.
- Sau khi người dân gửi đơn đăng ký xin cấp giấy đi đường, không quá 24 giờ kể từ khi nhận đủ hồ sơ, kết quả sẽ được gửi trả cho các đơn vị cơ quan, tổ chức qua hộp thư điện tử [email protected] (kết quả gửi trả sẽ bao gồm danh sách người được cấp kèm giấy đi đường có mã QR). Các đơn vị sau khi được cấp giấy, sẽ tự đi in và mang theo giấy đi đường khi lưu thông.
- Trên mỗi giấy đi đường đều có mã QR, do đó người dân có thể tra cứu mã này qua các ứng dụng tra cứu như Viber, Zalo,… sau khi tra cứu sẽ thể hiện các thông tin bao gồm: Họ tên người được cấp, số CCCD/CMND, cơ quan làm việc, mục đích và thời gian tham gia giao thông.
2Những đối tượng cần và không cần giấy đi đường
Những đối tượng không cần giấy đi đường
Theo công văn 2850/UBND-VX thì các đối tượng dưới đây không cần phải có giấy đi đường khi qua chốt:
- Các cán bộ, nhân viên y tế được cấp thẻ ngành y tế hoặc giấy đi đường do Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Người dân đi tiêm vaccine khi có giấy báo mời tiêm hoặc có tin nhắn báo lịch tiêm và kèm căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân để trình cho chốt kiểm soát.
- Các đối tượng, phương tiện chở thuốc men, oxy, vật tư trang thiết bị y tế nhằm phục vụ cho công tác phòng – chống dịch COVID-19 và kèm theo các giấy tờ chứng minh, chẳng hạn như: giấy chứng nhận chuyên môn, giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng vận chuyển hàng hóa,…
Các đối tượng được cấp phép giấy đi đường
Việc cấp phép giấy đi đường tại TP. HCM trong thời gian giãn cách, hiện được áp dụng theo hướng dẫn tại công văn: 2796, 2800 và 2850 của UBND TP. HCM và 17 nhóm tại công văn 2800 và nhóm bổ sung tại công văn 2850.
Theo đó, các đối tượng cấp phép giấy đi đường bao gồm:
- Các cán bộ, công nhân viên chức, người làm việc thuộc cơ quan của Đảng, Chính quyền, Đoàn thể và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Các đối tượng hoạt động và làm việc tại các lĩnh vực thiết yếu về tài chính như: chứng khoán, ngân hàng,…
- Lực lượng hỗ trợ y tế tham gia chống dịch COVID-19, nhân viên y tế, người cung ứng vật tư, thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.
- Đối tượng lao động thuộc các đơn vị hoạt động tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Tân Cảng Cát Lái.
- Đối tượng làm việc thuộc ngành giao thông vận tải trên địa bàn thành phố.
- Nhân viên điện lực, nhân viên phục vụ của hệ thống phân phối.
- Đối tượng thuộc các cơ quan lãnh sự, ngoại giao đi thi hành nhiệm vụ đột xuất.
- Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ thuộc Đoàn hội hoặc Liên hiệp Phụ nữ Thành phố.
- Người lao động làm việc liên quan đến xuất – nhập khẩu hàng hóa.
- Lực lượng cung ứng dịch vụ bưu chính nhà nước, dịch vụ công chứng
- Nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch.
- Lực lượng cung ứng dịch vụ công ích; xây dựng, bảo trì công trình, trang thiết bị.
- Người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bún, bánh mì, tàu hũ, hủ tiếu…), các cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp.
- Đối tượng làm công tác kiểm dịch động, thực vật.
- Các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề nghiệp (mỗi trường 10 giấy).
3Hướng dẫn cụ thể về các đối tượng và phương tiện khi qua chốt
Để phòng chống dịch an toàn và hiệu quả cho cá nhân cũng như cộng đồng, ngày 26/08/2021, Công an TP.HCM vừa có thông tin hướng dẫn cụ thể về các đối tượng và phương tiện khi qua chốt như sau:
1. Đối với các xe tải hàng hóa khi chưa được cấp mã QR code thì tài xế và người ngồi trên xe bắt buộc phải có giấy đi đường theo quy định.
2. Các phương tiện vận tải như xe khách, xe taxi, xe chở công nhân,… nếu đã được cấp mã QR code của ngành GTVT được phép lưu thông theo khu vực, lộ trình, thời gian cấp phép: Không kiểm tra giấy đi đường.
3. Các nhóm đối tượng như: cán bộ, công nhân, viên chức, tình nguyện viên, lực lượng hỗ trợ phòng – chống dịch COVID-19,… được phép lưu thông, nhưng phải có giấy đi đường do công an phường, xã cấp (chỉ đi trong quận, huyện).
4. Đối với các quận huyện: 8, 12, TP. Thủ Đức, Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, nhân viên giao hàng (sử dụng ứng dụng công nghệ) tạm dừng hoạt động tại các khu vực này. Còn các quận/huyện khác, chỉ được hoạt động trong địa bàn quận/huyện và đáp ứng đúng bộ nhận diện theo quy định.
5. Các nhóm đối tượng không cần giấy đi đường bao gồm:
- Các lực lượng y tế có giấy đi đường hoặc thẻ ngành y tế do thủ trưởng đơn vị (Sở Y tế, các cơ sở y tế có quyết định thành lập) cấp.
- Người đi tiêm vaccine (có tin nhắn hoặc giấy mời, kèm chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để trình cho chốt kiểm soát.
- Các đối tượng, phương tiện chở thuốc men, oxy, vật tư thiết bị y tế nhằm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và kèm theo các giấy tờ chứng minh như: hợp đồng vận chuyển hàng hóa, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy đăng ký kinh doanh,…
6. Các phương tiện và cán bộ chiến sĩ lực lượng công an, quân sự mặc quân phục được phép di chuyển toàn thành phố để thực hiện nhiệm vụ. Đối với những lực lượng công an, quân sự mặc thường phục phải có giấy phân công công tác của thủ trưởng hoặc giấy giới thiệu hoặc giấy đi đường.
7. Đối tượng công nhân viên dịch vụ công ích, các cán bộ, công nhân viên chức thuộc các sở ban ngành phải có đồng phục.
8. Các phương tiện của lực lượng công an, quân sự, y tế và các xe được Phòng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TP. HCM cấp phù hiệu nhận diện sẽ được ưu tiên.
9. Kiểm tra di biến động dân cư trên nền tảng dữ liệu dân cư thông qua kiểm soát bằng tài khoản kiểm tra mã QR code của dân cư.
10. Đối với các cán bộ, biên tập viên, phóng viên thuộc các cơ quan báo, đài; đối tượng lao động vệ sinh môi trường đô thị; ngành hàng không – sân bay… Cùng các lực lượng xử lý sự cố khẩn cấp về điện, nước, hệ thống hạ tầng giao thông,… sẽ được tạo điều kiện lưu thông từ 18h00 – 6h00 ngày hôm sau (các đối tượng này cần có giấy đi đường và giấy xác nhận phân công công tác vào khung giờ này).
4Cập nhật tình hình đi đường mới nhất tại TP.HCM từ ngày 16/9/2021
Từ 0h00 ngày 16/09/2021, tại TP.HCM tiếp tục đưa chỉ thị kéo dài thời gian giãn cách xã hội cùng một số điều chỉnh hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn cho đời sống người dân trong thời gian phòng dịch.
Đối với các lực lượng shipper tại TP.HCM sẽ được hoạt động liên quận/huyện và TP. Thủ Đức, thời gian lưu thông được kéo dài hơn từ 6h00 – 21h00 mỗi ngày nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn về biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Thêm vào đó, nhóm này sẽ tăng tần suất xét nghiệm 2 ngày/lần với mẫu gộp 3 người thay vì phân biệt tần suất xét nghiệm theo vùng nguy cơ như trước. Đồng thời, toàn bộ chi phí xét nghiệm cho nhóm lực lượng shipper này sẽ do Thành phố chi trả đến hết ngày 30/09/2021.
Ngoài ra, theo quy định mới này, các lực lượng shipper sẽ không cần sử dụng giấy đi đường mà chỉ cần có đủ các dấu hiệu nhận biết như UBND TP.HCM đã quy định khi lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội.
Bên cạnh biện pháp thay đổi để nới lỏng hoạt động của các shipper thì người giao, nhận hàng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng được điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân. Tuy nhiên, khác với lực lượng shipper, nhóm này chỉ được lưu thông trong phạm vi quận/huyện và TP. Thủ Đức.
Đồng thời, nhóm lực lượng này cũng phải thực hiện nghiêm túc trong việc xét nghiệm 2 ngày một lần với mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người, chi phí xét nghiệm sẽ do doanh nghiệp, hộ kinh doanh chi trả.
5Những nguyên tắc cần người dân thực hiện khi ra đường tại TP. HCM
Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và cho cộng đồng, người dân cần lưu ý và thực hiện nghiêm các nguyên tắc khi ra đường tại TP.HCM:
- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
- Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên ứng NCOVI, Bluezone hoặc trên website www.tokhaiyte.vn.
- Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng như: sốt, ho, khó thở, mất vị giác,… để được tư vấn và điều trị.
- Người dân cần tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc 5K gồm các tiêu chí: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
- Các lực lượng shipper khi lưu thông cần phải có xét nghiệm theo quy định của thành phố.
Mời bạn tham khảo các mẫu laptop để thực hiện mẫu đơn xin đi đường đang được kinh doanh tại 9kiem.vn:
Trên đây là những thông tin về cách xin giấy đi đường tại TP. HCM cho cá nhân và doanh nghiệp cụ thể và chi tiết nhất mà 9kiem.vn muốn gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì, hãy nhanh chóng để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ kịp thời nhé!