Review Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân nhanh và chuẩn xác nhất năm 2021 là ý tưởng trong bài viết hiện tại của Cửu Kiếm. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho nhà nước. Vậy bạn đã biết cách tính thuế TNCN chưa? Trong bài viết sau, 9kiem.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân nhanh và chuẩn xác nhất năm 2021. Cùng theo dõi nhé!
1Mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2021
Các bậc thuế và mức tính
Tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập được gọi là thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập tiền lương, tiền công. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập x thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Các bậc thuế và mức tính được cụ thể hóa theo bảng biểu dưới đây:
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ – 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT – 0,25 trđ |
3 |
Trên 5 trđ – 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ – 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ – 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ – 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30% TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT – 9,85 trđ |
Đối với cá nhân không cư trú
Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định cá nhân không cư trú: Là người không đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được xác nhận là cá nhân cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế theo quy định sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNCN x Thuế suất 20%
Trong đó: Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.
Xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam được thực hiện theo công thức sau:
Trường hợp 1: Cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) x Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao Động của Việt Nam.
Trường hợp 2: Cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = (Số ngày có mặt tại Việt Nam/365 ngày) x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) x Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
Đối với cá nhân cư trú
Pháp luật đã quy định các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế TNCN.
Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 đã quy định cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện dưới đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Số thuế TNCN phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân ký hợp đồng lao động ít hơn 3 tháng
Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ.
Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN.
- Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của pháp luật. (Xem chi tiết tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh:
- Đối với người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm.
- Đối với người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/người/tháng.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Thuế suất thuế TNCN được thể hiện như sau:
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
---|---|---|---|
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 – 120 |
Trên 5 – 10 |
10 |
3 |
Trên 120 – 216 |
Trên 10 – 18 |
15 |
4 |
Trên 216 – 384 |
Trên 18 – 32 |
20 |
5 |
Trên 384 – 624 |
Trên 32 – 52 |
25 |
6 |
Trên 624 – 960 |
Trên 52 – 80 |
30 |
7 |
Trên 660 |
Trên 80 |
35 |
Trường hợp 2: Cá nhân ký hợp đồng lao động nhiều hơn 3 tháng (Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:
- Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
- Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
Thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính như sau: Thuế TNCN bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất 10%
Lưu ý: Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
2Cách tính thuế thu nhập cá nhân qua file Excel
Bước 1: Bạn nhập thu nhập chịu thuế (lương) vào ô “Thu nhập chịu thuế”.
Bước 2: Tương tự bạn nhập số người phụ thuộc vào ô “Số người phụ thuộc”.
Bước 3: Khi đó, bạn kéo qua sheet 2 và nhập thu nhập tính thuế để có thể biết được thuế TNCN tạm nộp trong tháng đó.
3Tính thuế thu nhập cá nhân online đơn giản và uy tín trên website luatvietnam.vn
Bước 1: Bạn truy cập vào website tính thuế TNCN của Luật Việt Nam.
Bước 2: Bạn nhập tổng thu nhập của mình vào ô tổng thu nhập và số người phụ thuộc vào ô số người phụ thuộc để tính thuế TNCN.
Vậy là chỉ với một thao tác đơn giản hệ thống đã tự động tính cho bạn thuế TNCN phải nộp kèm theo cách tính kỹ lưỡng rồi nhé!
4Cách tính thuế thu nhập cá nhân bằng ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại
Bước 1: Bạn tải ứng dụng eTax Mobile về điện thoại của mình.
- Link tải eTax Mobile cho iOS.
- Link tải eTax Mobile cho Android.
Bước 2: Sau khi bạn mở ứng dụng, bạn chọn Tiện ích ở cuối góc phải của màn hình rồi chọn mục Công cụ tính thuế.
Lưu ý rằng bạn không cần phải đăng nhập tài khoản vẫn có thể tính thuế TNCN tại ứng dụng này nhé!
Bước 3: Bạn nhập vào Tổng TNCN của bạn và Số người phụ thuộc để tính thuế TNCN > Nhấn Tính thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó: Người phụ thuộc (NPT) là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng. Bao gồm: Con chưa thành niên; Con bị tàn tật, không có khả năng lao động; Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định.
Nguồn: Luật Việt Nam, Thư viện pháp luật – Ngày cập nhật: 27/10/2021.
Tham khảo các mẫu điện thoại đang kinh doanh tại 9kiem.vn để tính thuế thu nhập cá nhân dễ dàng, nhanh chóng:
Hy vọng với những thông tin phía trên bạn đã biết thêm về cách tính thuế thu nhập cá nhân nhanh và chuẩn xác nhất năm 2021 rồi nhé. Chúc bạn tính thuế thu nhập cá nhân thành công!