Sự thật về Cách chuẩn bị mâm cỗ rằm tháng Giêng là conpect trong nội dung hôm nay của 9kiem.vn. Tham khảo nội dung để biết chi tiết nhé.
Ông bà ta có câu ”Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Cùng 9kiem.vn khám phá cách chuẩn bị mâm cỗ tết Nguyên Tiêu (rằm tháng Giêng) đầy đủ để cầu mong cho sự bình yên.
- Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam.
- Lễ hội trăng rằm diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.
- Ở Việt Nam, tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
- Ngoài đến chùa để cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành thì lễ cúng tại nhà cũng được người Việt rất coi trọng.
1Mâm cỗ tuân thủ nguyên tắc 10 món theo tỉ lệ 4 bát, 6 dĩa
Thông thường mâm cổ mặn cúng gia tiên gồm có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món:
- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm: Thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem, đĩa xào, dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng), nước chấm.
Đối với từng gia đình, mâm cỗ có thể biến tấu nhưng vẫn theo dựa theo nguyên tắc như trên. Ngoài ra gia đình sẽ chuẩn bị các đồ lễ như: Hương, hoa tươi, một chút vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu…
2Đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh. Tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
3Phải có bánh chưng hoặc bánh tét
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu là bánh chưng của miền Bắc hoặc bánh tét của miền Nam. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới còn bánh tét được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy gia đình.
4Xôi gấc
Xôi gấc khi ăn có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt của đường và vị béo của nước cốt dừa. Xôi gấc có màu đỏ không chỉ khiến mâm cúng trở nên nổi bật hơn mà theo quan niệm dân gian màu đỏ của xôi gấc sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.
5Gà luộc món ăn thường có trên mâm cỗ rằm tháng Giêng
Trong mâm cúng mặn nào cũng không thể thiếu được gà luộc. Đây là món ăn cổ truyền xuất hiện trong các mâm cơm của người Việt. Gà luộc cẩn thận với lớp da căng bóng và màu vàng ươm mang hy vọng đem lại may mắn, tiền tài và sức khỏe.
6Chè trôi nước
Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Chè trôi nước tượng trưng cho sự gắn kết sum vầy của gia đình, sự “tròn trịa” của tình nghĩa và sự hanh thông, “trôi chảy” cho mọi việc trong năm mới.
7Chân giò bó luộc
Chân giò bó luộc là một thức quan trọng trong mâm cúng theo phong tục cổ truyền của người Việt. Việc cúng chân giò có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được no nê, đầy đủ, sung túc hơn.
8Các món đậu
Các món đậu được bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa dùng trong mâm cỗ cúng Phật. Là thực phẩm chay phổ biến, đậu mang ý nghĩa thanh đạm, sạch sẽ, cầu tài đạt, bình an và may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, với những người kinh doanh buôn bán, đậu có nghĩa là thu hoạch bội thu, tượng trưng cho vật chất đủ đầy.
9Mâm trái cây ngũ quả
Hoa quả tươi luôn là một thứ không thể thiếu trong những ngày Rằm chứ không chỉ riêng Rằm Tháng Giêng. Với mỗi vùng miền thì mâm ngũ quả lại bầy những loại quả khác nhau.
Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Còn mâm ngũ quả của người miền Bắc thì thứ quả chính không thể thiếu chính là chuối. Ngoài ra còn có thể bầy thêm những loại quả khác theo ý muốn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn chuẩn bị một mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng thật đầy đủ và ý nghĩa. Chúc bạn và gia đình một năm bình an và hạnh phúc.