Review Hướng dẫn cách khắc phục điện thoại Android bị nóng là chủ đề trong bài viết hiện tại của 9kiem.vn. Theo dõi content để biết đầy đủ nhé.
Nóng máy trong quá trình sử dụng là một điểm thường gặp nhất đối với người dùng Smartphone Android. Nếu không biết sử dụng đúng cách, hiện tượng nóng máy sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền cũng như tuổi thọ của điện thoại. Hôm nay 9kiem.vn sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục điện thoại Android bị nóng nhé!
1 Những nguyên nhân làm cho điện thoại Android bị nóng
- Người dùng để máy ở nơi có nhiệt độ cao (như trong cốp xe…).
- Sử dụng điện thoại trong lúc sạc.
- Chơi Game và xem video trong thời gian dài.
- Để bao da dày trong khi sạc điện thoại.
- Người dùng sử dụng thẻ SD cũ khiến cho màn hình điện thoại bị nóng.
- Mở màn hình quá sáng cho điện thoại.
- Người dùng mở quá nhiều tính năng cùng lúc, những ứng dụng chạy ngầm.
- Sạc điện thoại bằng cáp sạc không chính hãng.
2 Một số cách khắc phục điện thoại Android bị nóng máy
- Tránh để điện thoại nơi có nhiệt độ cao
Để khắc phục tình trạng điện thoại Android bị nóng máy thì một trong những điều bạn cần làm đó là hãy để điện thoại tránh xa những nơi có nhiệt độ cao vì khi thường xuyên để điện thoại ở gần những nguồn phát ra nhiệt độ cao thì máy sẽ bị ảnh hưởng và nóng lên, khiến cho tuổi thọ của điện thoại bị suy giảm.
- Không nên vừa sạc vừa sử dụng máy
Thói quen vừa sạc vừa sử dụng không chỉ là giảm tuổi thọ của pin điện thoại mà còn có thể khiến điện thoại bị nóng lên. Vì thế, bạn nên tránh hoặc giảm thiểu tối đa việc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin. Chưa kể khi vừa sạc điện thoại vừa sử dụng còn có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ rất nguy hiểm.
- Chơi Game hay xem video trong thời gian dài
Chơi game là cách bạn làm nóng điện thoại của mình nhanh nhất, và nếu cứ liên tục chơi game trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận bên trong máy. Do đó để tránh cho máy bị nóng lên bạn chỉ nên sử dụng máy trong một thời gian ngắn. Khi thấy điện thoại bắt đầu nóng lên thì bạn nên ngưng việc sử dụng máy để nhiệt độ của máy giảm xuống sau đó mới tiếp tục sử dụng.
- Tháo bao da điện thoại khi sạc pin
Bao da điện thoại tuy đẹp và giúp bảo vệ điện thoại nhưng cũng là nguyên nhân khiến cho điện thoại bị nóng lên khi sạc pin. Để tránh tình trạng điện thoại bị nóng bạn nên gỡ bao da điện thoại ra khi sạc pin.
- Không sử dụng thẻ SD cũ cho máy
Việc sử dụng thẻ SD cũ, máy sẽ phải hoạt động nhiều hơn, từ đó dẫn đến việc máy bị nóng nhiều hơn. Với trường hợp này, cách khắc phục tốt nhất là bạn hãy thay một chiếc thẻ nhớ mới để điện thoại có thể chạy ổn định hơn.
- Giảm độ sáng màn hình
Giảm độ sáng màn hình giúp tiêu hao ít năng lượng hơn vì máy không phải hoạt động nhiều đồng thời cũng làm giảm nhiệt độ của điện thoại.
- Không mở nhiều tính năng khi không cần thiết
Việc mở quá nhiều tính năng cũng như ứng dụng làm điện thoại phải hoạt động quá mức bình thường, làm máy nóng nhanh hơn. Cho nên tốt nhất bạn hãy tắt những tính năng và ứng dụng không cần thiết khi không cần đến nó.
- Sử dụng cáp sạc chính hãng khi sạc pin
Việc sử dụng cáp sạc lô, kém chất lượng ở bên ngoài cũng làm nóng máy, thậm chí có thể hư hỏng hay cháy máy. Vì thế, tốt nhất bạn nên sử dụng cáp sản chính hãng.
Nếu có thắc mắc nào trong quá trình thực hiện, bạn để lại bình luận dưới đây, 9kiem.vn sẽ trả lời giúp bạn.
Siêu thị 9kiem.vn