Tìm hiểu Cách thông cống nghẹt đơn giản, hiệu quả tức thì ngay tại nhà là chủ đề trong nội dung hiện tại của 9kiem.vn. Tham khảo bài viết để biết đầy đủ nhé.
Cập nhật 2 tháng trước
10.971
Tình trạng nghẹt cống sẽ tạo ra mùi hôi thối khó chịu, gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của gia đình. Cùng 9kiem.vn tìm hiểu ngay cách thông cống nghẹt đơn giản, hiệu quả tức thì ngay tại nhà nhé!
1 Nguyên nhân gây nghẹt cống thường gặp
Nghẹt cống là tình trạng xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt gia đình, có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do quá trình thi công sai kỹ thuật: Quá trình thiết kế, thi công không được tính toán kỹ làm đường ống có nhiều đoạn gấp khúc, khiến nước thải khó lưu thông.
- Do rác thải sinh hoạt: Trong quá trình sinh hoạt, có nhiều lông tóc, giấy vệ sinh,… trôi xuống và tích tụ lâu ngày trong đường ống gây nghẹt.
- Do bụi bẩn, xác côn trùng: Các cống thoát nước ngoài trời thường bị bụi bẩn, xác côn trùng, lá cây,… rơi xuống.
- Do thức ăn thừa, dầu mỡ, cặn bám: Thức ăn thừa, dầu mỡ, cặn bám từ nguồn nước trôi xuống và tích tụ lâu ngày trong đường ống.
- Do đường ống quá cũ: Sau một thời gian sử dụng, đường ống đã quá cũ dẫn đến tình trạng bị nứt vỡ.
- Do hố ga, bể phốt đầy: Hiện tượng hố ga, bể phốt đầy làm cho nước thải không có chỗ thoát gây nghẹt cống.
2 Một số dấu hiệu nhận biết khi bị nghẹt cống
Bạn có thể dễ dàng nhận biết cống bị nghẹt khi có các dấu hiệu sau:
- Cống xuất hiện mùi hôi: Dù bạn đã dọn dẹp tại các khu vực sinh hoạt rất sạch nhưng vẫn còn mùi hôi khó chịu.
- Nước thải thoát ra chậm: Nước thải sau khi sử dụng thoát ra rất chậm và gây tắc nghẽn, ứng đọng.
- Nước thải bị trào ngược: Nước thải trào ngược lên lại gây ngập bồn.
- Đường cống có tiếng kêu lạ: Đường cống thường xuất hiện tiếng kêu ọc ọc vào ban đêm.
- Cống xuất hiện nhiều côn trùng: Xung quanh miệng cống và hố ga có nhiều côn trùng.
- Cây cỏ phát triển: Các cây cỏ, rêu mọc xung quanh đường ống xanh đậm màu và tươi tốt.
3 Các cách thông cống nghẹt hiệu quả
Dùng nước ấm để thông tắc đường cống
Cách này chỉ sử dụng được nếu nguyên nhân gây nghẹt là thực phẩm dư thừa, giấy vệ sinh,… Với các vật làm từ nhựa hoặc kim loại thì cách này không mang lại hiệu quả.
Đầu tiên, bạn dùng nước ấm khoảng 50 – 70 độ rồi đổ từ từ vào đường cống để làm mềm chất thải gây nghẹt cống.
Lưu ý: Bạn chỉ sử dụng nước ấm, không sử dụng nước nóng vì sẽ làm hỏng lớp men bồn và gây ảnh hưởng đến chất lượng đường ống, đặc biệt là các đường ống đã sử dụng lâu.
Sử dụng cá lóc hoặc lươn
Bạn dùng cá lóc hoặc lươn nhỏ thả xuống bồn cầu. Với tập tính đào hang và cơ thể trơn trượt, nó sẽ dễ dàng tìm cách đẩy mọi thứ đang tắc nghẽn dưới bồn cầu để tìm đường thoát.
Bạn chỉ sử dụng duy nhất 1 con cá lóc hoặc 1 con lươn trong mỗi lần thực hiện, tuyệt đối không thả 2 con vật xuống cùng lúc.
Sử dụng bột hoặc nước thông cống
Tương tự như cách dùng nước ấm để thông tắc đường cống, bạn chỉ có thể áp dụng được nếu nguyên nhân gây nghẹt là thực phẩm dư thừa, giấy vệ sinh,…
Bạn dùng bột hoặc nước thông cống đổ vào đường cống bị nghẹt. Sau đó, chờ một thời gian (tham khảo trên hướng dẫn sử dụng) để bột hoặc nước phát huy hiệu quả. Trong thời gian này, bạn tuyệt đối không xả nước hoặc đổ bất cứ thứ gì vào đường cống.
Sử dụng baking soda hoặc muối
Cách này chỉ sử dụng được nếu nguyên nhân gây nghẹt là thực phẩm dư thừa, giấy vệ sinh,… không dùng cho các vật làm từ nhựa, kim loại.
Bạn trộn 1/3 cốc baking soda (hay còn gọi là bột nở) với 1/3 cốc giấm và đợi chúng sủi bọt. Khi sủi bọt, bạn đổ hỗn hợp này vào đường cống ngay lập tức.
Trong ít nhất là 1 tiếng, bạn tuyệt đối không xả nước hoặc đổ bất cứ thứ gì vào đường cống để chúng phát huy hiệu quả.
Sử dụng chế phẩm vi sinh
Bạn sử dụng chế phẩm vi sinh để đổ xuống đường cống đang bị tắc. Các lợi khuẩn sẽ nhanh chóng phân hủy dầu mỡ và thức ăn dư thừa. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn và liều lượng in trên sản phẩm nhé.
Sử dụng móc phơi quần áo hoặc dụng cụ câu rác
Bạn chuẩn bị dụng cụ câu rác hoặc lấy móc phơi quần áo duỗi thẳng ra và uốn cong lại thành hình lưỡi câu. Sau đó, dùng miếng vải quấn đầu lưỡi câu thật chặt để đảm bảo vải không bị rớt trong quá trình thông cống.
Bạn luồn đầu móc lưỡi câu vào miệng đường cống rồi xoay tròn để nó giữ được những vật gây nghẹt như giấy vệ sinh, búi tóc,… Bạn sẽ kéo nhẹ nhàng lưỡi câu ra ngoài, vứt rác và lặp lại đến khi không còn nghẹt cống nữa.
4 Một số lưu ý hạn chế tình trạng nghẹt cống
Để hạn chế tình trạng nghẹt cống, bạn nên lưu ý:
- Thường xuyên vệ sinh, cọ rửa những khu vực có đường cống thoát nước.
- Sử dụng nắp đậy chuyên dụng cho đường cống.
- Khơi thông cống theo định kỳ (thời gian tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng gia đình).
- Khi rửa chén bát chứa nhiều dầu mỡ, bạn cần sử dụng nước bát để trung hòa dầu mỡ, tránh đổ dầu trực tiếp vào cống làm đóng mảng và gây nghẹt.
- Nên sử dụng nắp đậy cho hố ga, tránh để rác, lá cây,… rơi vào hố ga.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về cách thông cống nghẹt đơn giản, hiệu quả tức thì ngay tại nhà. Nếu gặp vấn đề hay có thắc mắc gì, bạn có thể phản hồi bên dưới để được hỗ trợ nhé!