Chia sẻ Nhiệt độ bao nhiêu thì sốt? Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt đúng cách là conpect trong bài viết bây giờ của 9kiem.vn. Theo dõi content để biết đầy đủ nhé.
Khi chăm sóc trẻ bị sốt là cần đảm bảo bổ sung nước đầy đủ để bé không bị mất nước, thường xuyên theo dõi thân nhiệt để hạ sốt kịp thời. Vì vậy, các mẹ cần nằm lòng các cách chăm sóc trẻ bị sốt để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé!
1Nhiệt độ bao nhiêu thì trẻ bị sốt? Dấu hiệu khi trẻ bị sốt
Theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa thì bé được gọi là sốt khi:
– Nhiệt độ đo được ở hậu môn cao hơn 38 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở miệng cao hơn 37,8 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở nách cao hơn 37 độ C.
– Nhiệt độ đo được ở tai cao hơn 37,8 độ C.
Đặc biệt, lưu ý với bé sơ sinh, các mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ ở nách là chính xác nhất. Đối với bé từ 3-5 tháng tuổi, mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách hoặc tai.
Dấu hiệu trẻ bị sốt
Sốt có thể diễn biến xấu rất nhanh, vì vậy cần sớm phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời. Để chăm sóc trẻ khi bị sốt, mẹ cần biết các dấu hiệu trẻ bị sốt như sau:
– Nhiệt độ đo được ở nách cao hơn 37 độ C.
– Bé mệt mỏi, ngủ li bì.
– Đổ mồ hôi.
– Bé biếng ăn, ăn không ngon miệng.
– Bỏ bú, bỏ uống nước
– Bé quấy khóc, dễ nổi cáu.
– Bé thở gấp.
2Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt
Cho trẻ uống nhiều nước
Sốt có thể dễ dàng dẫn đến tình trạng mất nước, cần bổ sung cho bé thêm nhiều chất lỏng như nước trái cây, súp, cháo, nước lọc, trà thảo dược, sữa…
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite. Điều này là nhằm bù nước, thanh lọc cơ thể giúp bé mau được hạ sốt.
Cách hạ sốt cho các bé sơ sinh và đang bú mẹ là các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho bé
Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cần được theo dõi, dùng nhiệt kế kiểm tra thường xuyên khi bé bị sốt. Vì đó là cách đơn giản và tốt nhất để nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở cơ thể trẻ, cũng như tình trạng thân nhiệt của bé.
Từ đó các bà mẹ có thể phòng tránh và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Lau người bé bằng nước ấm
Một cách hạ sốt cho bé đơn giản nữa là lau mát cho bé bằng nước ấm theo từng bước.
Đầu tiên, cởi hết quần áo trẻ, dùng 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào nước ấm, vắt hơi ráo rồi đặt 2 bên nách và 2 bên háng trẻ, chiếc khăn còn lại nhúng nước ấm lau khắp người trẻ.
Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ hạ xuống mức bình thường (37 độ C). Thông thường, nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30 – 45 phút.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, bạn cần tích cực hạ sốt cho trẻ.
Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Đối với bé khi bị sốt song vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, trong trường hợp này không cần cho bé dùng thuốc.
Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt để giúp con bớt khó chịu.
Dùng thuốc hạ sốt
Khi bé sốt trên 38 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Lưu ý các mẹ nên cho bé uống thuốc theo đơn của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả.
Bổ sung vitamin C, canxi và các chất bổ dưỡng
Nước cam và các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… là những thức uống tốt giúp bé tăng sức đề kháng để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các lọa trái cây như: nho, dưa hấu, thanh long… ướp lạnh cũng cung cấp nước giúp làm hạ sốt.
Ngoài ra, canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian khi trẻ bị bệnh. Khoáng chất này được hấp thu tốt nhất từ thức ăn hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng.
Mẹ cần bổ sung canxi cho bé qua khẩu phần ăn hằng ngày bằng việc cho bé ăn các món ăn có nguyên liệu từ cá, rau có màu xanh đậm, yến mạch…
3Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt tại nhà
Khi chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, bạn nên lưu ý những điều sau để giúp bé mau hạ sốt:
– Không nên ủ ấm, cho trẻ mặc nhiều lớp quần áo khi trẻ đang sốt. Nếu bé sốt mà run, bạn cũng chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cơ thể bé dễ tỏa nhiệt.
– Không nên cho trẻ ở trong phòng quá kín, tù túng.
– Không nên dùng khăn lạnh, nước đá, cồn hay rượu để lau hạ sốt cho trẻ.
– Không nên cho trẻ uống thuốc ngay khi trẻ vừa sốt. Việc vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt ngay khi bé vừa sốt vô tình khiến cơ chế phòng vệ của cơ thể con không có cơ hội đối mặt với các tác nhân gây bệnh, để hình thành cơ chế phòng vệ trong cơ thể trẻ.
– Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C, bạn chỉ cần áp dụng cách hạ sốt tại nhà và theo dõi chặt chẽ trong 1 -2 ngày. Nếu sau 1 -2 ngày, tình trạng sốt của bé không giảm, hãy đưa con đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán.
– Không nên nặn chanh vào miệng, mắt bé nhằm mục đích giảm sốt. Việc này có thể khiến bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở.
– Nếu con bị sốt có kèm co giật, không nên dùng vật cứng để nạy miệng bé hay cố dùng sức ghì bé lại. Hãy cho con nằm nghiêng và theo dõi con chặt chẽ, để ý xem thời gian mỗi cơn co giật kéo dài bao lâu để cung cấp thông tin cho bác sĩ khi cần thiết.
– Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa ai đánh giá được.
– Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể gây tổn thương não của trẻ (hội chứng Reye).
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn nên đưa con đến bệnh viện ngay khi:
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng sốt từ 38 độ C trở lên.
- Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi, sốt lên đến 38 độ C hay cao hơn.
- Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, sốt khoảng 39 độ C hoặc cao hơn.
Tham khảo và tổng hợp tại: hellobacsi.
Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như khó thở hay xuất hiện vết tím trên da, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để điều trị kịp thời.